CỐM NỔ MIỀN TÂY
17-12-2022, 15:02:00
Trần Thị Thuý Hằng
Bài viết
“Đùng!". Sau tiếng nổ, gạo đã có một hình hài khác - những hạt cốm nóng hổi, trắng tinh tuôn vào túi mành
Tuổi thơ tôi đã trôi gần ngót 30 năm, ở một vùng nông thôn chuyên lúa. Thời ấy, trẻ con dù nhà giàu hay nghèo, đều cùng ăn những món ăn vặt nhà làm, tuy đơn giản nhưng đậm đà hương vị miền quê. Cốm gạo là món ăn mà hầu như bao lứa trẻ con thời ấy đều khoái khẩu. Mỗi khi có ghe nổ cốm về đến xóm nào, y như rằng trẻ con xóm ấy lũ lượt kéo nhau chạy thành hàng trên bờ kênh, í ới réo gọi mẹ để xin gạo nổ cốm. Nghe tiếng, bọn trẻ khác đang chơi đùa trên các đống rơm rạ cũng nhảy ào xuống, hòa đoàn. Trẻ con càng đông, không khí buổi nổ cốm càng thêm rộn ràng.
Với những người sống ở thôn quê miền Tây, chắc hẳn đã từng nhìn nổ cốm. "Đồ nghề" của người thợ khá đơn giản, chỉ cần một bếp lửa hồng, một quả nổ và một túi mành chứa cốm là đủ. Tuy bọn trẻ con ai cũng muốn tranh để được nổ trước, nhưng rồi ngoan ngoãn chịu xếp theo thứ tự trước sau, ngồi bẹp trên những đám cỏ dại ven đường để chờ cốm.
Cốm gạo nổ - món ăn tuổi thơ
1 Nguyên liệu làm món cốm
Nguyên liệu làm món cốm gạo ngào đường
- Gạo
- Đường thốt nốt
- Đậu phộng sống
- Gừng
- Dầu ăn
- Dụng cụ: Bếp củi đỏ lửa, mộ tcối nổ và một túi mành chứa cơm khi nổ.
Cối nổ cốm
2 Cách làm món cốm
Bước 1 Đốt lửa nung cối tạo áp suất
Công đoạn làm Cốm Gạo nổ, quan trọng nhất là lúc bỏ Gạo vào ống nổ rang, sau khi cho Gạo vào bên trong ống, đặt lên bếp lửa phải liên tục quay quả nổ đều tay trên lửa, người thợ làm Cốm phải vừa quay vừa canh cho ngọn lửa cháy đều, nếu không hạt Cốm nổ ra sẽ không đạt, công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của người thợ, sao cho tay quay vừa đều, vừa nhanh.
Nghệ nhân đang nung cối nổ
Khi quay đủ thời gian, vô số hạt Gạo được tiếp lửa đều qua những vòng quay rồi cũng đến lúc chín căng, mẻ cốm đầu tiên đã chuẩn bị ra lò, lúc này người thợ sẽ mang quả nổ rời khỏi bếp lửa, đặt một phần quả nổ vào túi mành, trong khi chân cẩn thận đạp quả nổ thì tay sẽ cầm cây đập lẫy cò trên nắp, ngay lập tức một tiếng "Đùng" thật to vang lên.
Nổ cốm
***Lưu ý: Lần nổ đầu tiên mất khoảng 20 phút rang, còn từ mẻ thứ hai trở đi chỉ khoảng 10 phút vì Cối nổ đã nóng.
Hạt gạo sau khi nổ ra khổi Cối
Bước 2 Nấu nước đường
Nấu nước đường
Trước khi nấu nước đường bạn cần sơ chế gừng và đậu phộng. Gừng bạn gọt vỏ và cắt sợi, đậu phộng bạn rang cho vàng đều.
Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp cho đường thốt nốt vào đun đến khi đường tan ra và có màu caramel là được, sau đó cho phần gừng cắt sợi vào đảo đều.
Bước 3 Làm cốm gạo ngào đường
Ngào đường cốm
Sau khi phần nước đường đã nấu xong bạn tiếp tục cho cơm đã chiên và đậu phộng rang vào rồi dùng đũa đảo đều ở lửa nhỏ để cơm được thấm đường hoàn toàn.
Sau đó tắt bếp cho cốm vào khuôn rồi cắt cốm thành từng miếng vừa ăn là được.
Công đoạn ép khuôn và cắt tạo hình cho bánh
3 Thành phẩm
Cốm gạo ngào đường
Ngày nay, việc trải nghiệm làm Cốm Gạo nổ cũng là một trong những hoạt động được nhiều du khách yêu thích khi về tham quan tại Miền Tây. Hoạt động làm Cốm Gạo nổ đã và đang góp phần vào việc duy trì, phát triển và quảng bá những nét độc đáo riêng của những nghề truyền thống, những món ăn dân giả đậm đà hương vị tuổi thơ đến nhiều thế hệ khách tham quan trong và ngoài khu vực.
NGUỒN: TỔNG HỢP