ĐÁ GÀ DÂN GIAN
31-12-2022, 14:42:00
Trần Thị Thuý Hằng
Bài viết
Đá gà - trò chơi dân gian tao nhã, một món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp lễ hội và tết đến xuân về. Đá gà – không đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí, mà ở đó là sự kết tinh, chứa đựng biết bao nét đẹp văn hóa truyền thống ở mỗi miền quê, trên dải đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta – nhất là tinh thần thượng võ, đoàn kết dân tộc.
Đá gà dân gian
Tương truyền, đá gà trong các dịp tết hay lễ hội, bắt nguồn từ triều Lý. Chúng được xem là thú vui tiêu khiển của quan lại có địa vị bấy giờ, và phát triển đỉnh điểm ở thời kỳ nhà Trần. Với chiếc mỏ sắc nhọn, cặp móng vuốt dài, bén, mỗi chú gà đều có cho mình một “miếng đòn hiểm độc” khác nhau, tấn công vào những bộ phận trọng yếu của đối phương, như: đầu, mắt, cổ, ức, vai hay đùi, cánh,... nhằm triệt hạ đối thủ. Cùng vô số cách hoá giải, khắc chế đòn, để giành ưu thế cho mình. Đá gà – cũng giống như một bộ môn võ thuật. Từ đấu pháp, đến tài nghệ của gà, cũng phần nào phản ánh được mức độ tài tình, tinh tường của chủ kê, trong việc chăm sóc và chọn đối thủ thi đấu. Từ đó, tạo nên một bầu không khí đầy kịch tính, vui nhộn cho lễ hội, cùng nhau say sưa bàn tán, hay trầm trồ.
I CHUẨN BỊ
CHỌN GÀ
Chọn gà đẹp
Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:
-
Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
-
Cổ to, dài, thẳng.
-
Lưng rộng, cánh dài.
-
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
-
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.
VÀO NƯỚC GÀ
Trong một trận đá gà giữa hai chiến kê ngang tài ngang sức. nếu như con nào có được người chủ có kinh nghiệm vào nước tốt thì phần thắng sẽ thuộc về gà chọi của họ.
Phun nước làm mát cho gà
II BẮT ĐẦU
- Trước khi tham gia thi đấu, các chủ gà phải đăng ký với ban tổ chức nhằm mục đích phân chia ngẫu nhiên các cặp đấu với nhau
- Mỗi trận đấu thường có 7 hồ, mỗi hồ thi đấu trong thời gian 15 phút, nghỉ 5 phút.
- Người giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là một bữa ăn thịnh soạn từ bên thua trận và cùng nhau chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi gà đá.
Bắt đầu giao chến
- Khi có tiếng trống báo bắt đầu, hai chủ gà sẽ ôm gà chiến của mình vào sới, khi tiếng trống dừng thì chủ gà sẽ thả gà vào sới và vào vị trí quan sát màn tranh đấu của hai “gà thủ”.
Hồi họp chờ kết quả
- Hai con gà chọi lao vào mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức của đối phương rất quyết liệt. Có những trận đấu ngang tài ngang sức diễn ra đến cả mấy tiếng đồng hồ làm người xem rất thích thú và bàn tán sôi nổi xung quanh trận đấu. Nếu gà nào thua được gọi là “Kỳ tử” hoặc nếu chủ gà thấy được trước khả năng thua của gà mình thì có thể xin trọng tài kết thúc trận đấu sớm hơn.
Phần thưởng dành cho người đoán đúng kết quả
Đá gà - trò chơi dân gian đã hằn sâu vào tiềm thức, của biết bao thế hệ người Việt. Việc bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian này, vào những dịp lễ hội, hay tết đến xuân về, là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. đá gà - không đơn thuần chỉ là trò tiêu khiển, giải trí, mà ở đó là sự kết tinh, chứa đựng biết bao nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ trò chơi này, chúng ta sẽ thấy được tinh thần thượng võ, tình nghĩa keo sơn gắn bó của dân tộc bao đời nay. Đồng thời, ca ngợi “sư kê” – những người luôn kiên trì nuôi dưỡng, tỉ mỉ chăm sóc và luyện kê, để đem đến cho khán giả những chú kê thiện chiến nhất, cùng những trận nảy lửa và đẹp mắt.
NGUỒN: TỔNG HỢP