DỠ CHÀ MIỀN TÂY

DỠ CHÀ MIỀN TÂY


Nam bộ nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt gồm hệ thống sông tự nhiên và kênh đào. Tại đây có 2 hệ thống sông lớn: hệ thống sông Đồng Nai (Đông nam bộ) và hệ thống sông Mêkông (Tây Nam bộ-ĐBSCL). Sông Mêkông là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á, dài 4300km, chảy qua 6 quốc gia. Sông Mêkông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (TQ), chảy qua tỉnh Vân Nam (TQ, gọi là Lan Thương giang tức “con sông cuộn sống” vì càng lên đầu nguồn sông càng gầm gào, sôi réo quanh năm) > Lào (gọi là Mè Kỏng, tức “sông mẹ”) > Myanmar > Thái Lan (cũng gọi là Mènam Kỏng) > Campuchia (gọi là Tông-Lê-Thơm – nghĩa là “sông lớn”) > Việt Nam sau đó đổ ra biển Đông. Tại VN sông MêKông được gọi là sông Cửu Long do đổ ra biển ở 9 cửa. Sông MêKông chảy vào VN ở 2 chỗ: Thị xã Tân Châu (AG-sông Hậu), huyện Hồng Ngự (ĐT-sông Tiền). 2 sông này hợp lưu tại sông Vàm Nao (Phú Tân, AG). 

(Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trên cao)

Sông Cửu Long đổ ra biển ở 9 cửa:

  • Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông (thuộc sông Tiền, địa phận Bến Tre).

  • Cửa Cổ Chiên, Cửa Cung Hầu (thuộc sông Cổ Chiên, 2 cửa thuộc địa phận Trà Vinh)

  • Cửa An Định (Trà Vinh)

  • Cửa Trần Đề (Sóc Trăng)

  • Cửa Ba Thắc (Bassắc) (Sóc Trăng, đã bồi lắp)

Hệ thống sông Mêkông có lượng nước dồi dào: khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa đem lại phù sa bồi đắp cho đồng bằng, nước tưới cho đồng ruộng, vườn cây và nguồn thuỷ sản dồi dào.

Từ lâu người miền Tây đã hình thành nghề chất chà, dỡ chà bắt cá trên sông để tận dụng nguồn thuỷ sản tự nhiên.

I. CHẤT CHÀ

Chà thường được chất ở các con sông, nơi có dòng nước sâu, chảy xiết chứ ít khi được chất ở các con kênh, rạch, nước đứng. Do nước sâu và chảy xiết nên cá tôm cần chỗ trú ẩn. Người ta dùng cây tre, tràm thẳng và dài đóng xuống lòng sông rồi kết với nhau lại thành những ô rộng khoảng 20 đến 40m2. Vị trí đống chà không quá gần bờ cũng không ở giữa sông, nơi mực nước ít biến động theo thuỷ triều. Sau đó người ta dùng các nhánh cây nhỏ, buộc lại thành bó, để xuống dưới đáy đống chà để làm nơi trú ẩn cho các loại tôm, tép. Tiếp đến, dùng các loại nhánh cây khô hoặc tươi nhưng đã để cho rụng hết lá bỏ xuống đầy ô vừa tạo ra, tạo thành đống chà làm nơi cho cá trú ẩn. Cuối cùng, tìm lục bình kết lại che phủ mặt bên trên, có chừa lại một số khoảng trống cho cá lên ngoi thở.

(Người dân cùng nhau chất chà nhữ cá)

II. NHỬ CÁ

Sau khi chất chà được chừng 2 tuần, tôm cá bắt đầu tới trú ngụ nơi đống chà. Để dụ tôm cá tới nhiều hơn và thường xuyên trú trong đống chà, người ra bắt đầu cho cá, tôm ăn theo cử trong ngày. Việc cho ăn này tuỳ theo mùa và tuỳ theo việc ước tính lượng cá tôm có trong đống chà. Sau khoảng 30-45 ngày, cá tôm sẽ kéo về ngày một nhiều, lúc này là có thể dỡ chà để thu hoạch tôm cá.

(Dỡ chà thu hoạch cá tôm)

III. DỠ CHÀ

Thường vào cuối tháng 10, 11 âm lịch, khi nước lũ bắt đầu rút, người ta bắt đầu dỡ chà rộ. Thời điểm được chọn để tiến hành dỡ chà là khi con nước ròng. Lúc này người ta dùng lưới có dạo sâu và chì nặng dưới đáy để tiến hành dỡ chà. Trước tiên, người ta tiến hành bao lưới xung quanh đống chà. Sau đó lặn xuống bên ngoài, dùng cọc tre dài có ngạnh cắm chặt lưới xuống lòng sông. Phần mép trên của lưới người ta treo lên cao chừng 1 đến 1,5m để cá không phóng được ra ngoài. Tiếp theo người ta lần lượt dỡ toàn bộ nhánh chà quăng ra khỏi đống chà. Khi chà được đưa ra ngoài hết, người ta tiếp tục lặn xuống kéo các nép lưới lại và kết lại với nhau tạo thành một cái túi. Sau đó người ta đứng trên xuồng hoặc ghe kéo lưới lên để bắt cá tôm. Chất chà và dỡ chà là công việc tập thể, đòi hỏi sự kết hợp của nhiểu người và cần người có sức khoẻ tốt, có làn hơi dài để lặn sâu. Sau đó, cá được đem lên xuồng, ghe hoặc ghe đục để chuyển vào bờ. Cá ngon, tôm thì mấy ông nướng nhậu với nhau cho vui, quên đi cái lạnh. Còn bao nhiêu thì bán, chia nhau ăn. Cá nhỏ thì cắt đầu làm mắm. Cá bự thì mổ bụng làm khô.

(Đã mắt với cá tôm thu được)

Chất chà và dỡ chà là một nét sinh hoạt đặc sắc Nam bộ, thể hiện dấu ấn của văn hoá miền sông nước cũng như gợi nhớ về thời kỳ khai hoang mở cõi của người Nam bộ.

NGUỒN: SƯU TẦM TỔNG HỢP

 BÀI VIẾT KHÁC


CỐM NỔ MIỀN TÂY

“Đùng!". Sau tiếng nổ, gạo đã có một hình hài khác - những hạt cốm nóng hổi, trắng tinh tuôn vào túi mành


ĐÁ GÀ DÂN GIAN

Đá gà (còn gọi là chọi gà) là một thú vui dân gian có từ lâu đời được nhiều người rất ưa chuộng, không chỉở v


KHU DU LỊCH SINH THÁI MỸ PHƯỚC THÀNH

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh, Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”. Những dòng thơ trên đã phần nào giới thiệ


TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM SỰ KIỆN 100 NGÀY TẬP KẾT CHUYỂN QUÂN RA BẮC

Ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở trận Điện Biên Phủ. Ngay ngày hôm sau 8/5/1954, hội nghị Giơnevơ khai mạc và đến ngà



CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH MỸ PHƯỚC THÀNH

 

Địa chỉ: 264-266 Tôn Đức Thắng, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp

 

Hotline: 0917.511.132

  • CSKH: 0917.511.132
  • Email: dulichsinhthaimyphuocthanh@gmail.com
  • Website: www.myphuocthanh.com
  • Facebook: fb.com/dulichsinhthaimyphuocthanh
Copyright © CÔNH TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH MỸ PHƯỚC THÀNH 2019 - Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Hổ trợ

Đặt bàn

Góp ý